VĂN HÓA THẮP NHANG, DÂNG HƯƠNG CỦA NGƯỜI VIỆT
Nghi thức thắp nhang, dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Việt Nam bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng.
Chuyện thắp hương nhang trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết.
Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là một nét đẹp văn hóa đã được tồn tại từ rất lâu.
Ngày nay việc thắp hương nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám cưới, nhà mới… dùng để dâng cúng lên cõi Chư thiên, Tổ tiên, ông bà, Táo Quân, Thần Tài, Thổ Địa…
Khi thắp hương nhang, khói hương tạo nên không khí thanh tịnh, ấm áp và trang nghiêm.
Thông thường, người ta thắp hương nhang là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng. Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ:
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang. Theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn. Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, đó có thể là:
+ Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng)
+ Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới)
+ Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai)
Trong nghi lễ Phật giáo, hương – nhang là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, Hoa, Đăng, Trà, Quả, Thực (Nhang, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn). Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nhang. Cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ.
Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm.
Với tâm nguyện mang hương sạch, an toàn cho sức khoẻ người dùng và thân thiện với môi trường, Trầm hương Minh Tâm đã sản xuất ra các dòng nhang sạch từ 100% trầm hương tự nhiên. Không chứa hoá chất độc hại. Bảo vệ sức khoẻ cho bạn và gia đình.
* HƯƠNG TRẦM QUE MINH TÂM T61
Giá bán: 250.000 đ/hộp
(Hộp 100 grams, 70 que/hộp
Dài 40cm, đường kính 2,5mm
Thời gian cháy: 60′)
? Số 17 – N8A Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
? 0911336648 – 0963122486
? www.tramhuongminhtam.com